Khái niệm và cách sử dụng các mô hình nến giảm giá

Học cách xác định các mô hình nến giảm giá và khám phá các điều kiện thích hợp nhất để sử dụng những mô hình này trong giao dịch hành động giá. Xem các mẹo hữu dụng khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật.

Các mô hình nến giảm giá: Đơn giản hóa

Biểu đồ nến Nhật đã bắt đầu được biết đến vào những năm 80 của thế kỷ trước, và đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng các nhà giao dịch. Khi nhìn vào các biểu đồ nến lần đầu, bạn có thể sẽ cảm thấy chúng phức tạp và khó hiểu. Một số người có thể sẽ không cảm thấy như vậy, nhưng nếu bạn mới chỉ đang bắt đầu tìm hiểu về biểu đồ nến, hãy xem video về Phân tích nến này.

Việc phát hiện một mô hình nến Nhấn Chìm Giảm (Bearish Engulfing) không đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt. Những mô hình này xuất hiện thường xuyên do sự thay đổi tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường. Chúng là những tín hiệu nến có độ chính xác cao, đặc biệt là khi báo hiệu sự đảo chiều của một xu hướng tăng.

Sơ đồ mô hình Nhấn Chìm Giảm

Hình 1

Hai điều kiện để xác định một mô hình Nhấn Chìm Giảm là:

  • Cây nến giảm (đỏ hoặc đen) phải hình thành sau một cây nến tăng (xanh hoặc trắng).
  • Việc nhấn chìm phải xảy ra, nghĩa là cây nến giảm phải có thân dài hơn cây nến tăng.

Khoảng trống giá lên

Nếu có một khoảng trống giá lên đủ rộng, đó sẽ là một tín hiệu tuyệt vời dành cho các nhà giao dịch. Đây là khoảng trống giữa giá đóng cửa của cây nến tăng và giá mở cửa của cây nến giảm. Trong hình 1, chúng ta có một mô hình Nhấn Chìm Giảm, nhưng khoảng trống giá lên chưa đủ rộng.

Mặc dù khá hiếm, nhưng mô hình Nhấn Chìm Giảm lý tưởng nhất sẽ trông như thế này:

Hình 2

Điều gì đang xảy ra trên thị trường?

Mô hình Nhấn Chìm Giảm cho chúng ta biết rằng những người bán đang tham gia thị trường ngày một nhiều hơn. Họ áp đảo những người mua và khiến giá sụt giảm. Đây chính là câu chuyện cung và cầu trên thị trường. Mỗi cây nến đều có bấc, hay còn gọi là bóng nến. Bấc nến có ý nghĩa gì? Nếu bấc nến xuất hiện trên cây nến giảm, nó ám chỉ rằng bên mua đã cố gắng chặn việc giá rơi, nhưng cuối cùng đã bị bên bán áp đảo. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng thị trường đang suy yếu, bị bán tháo hoặc lực cung trên thị trường đang tăng lên. Điều gì khiến bên bán hành động? Lý giải phổ biến nhất đó là những người mua đã mua ở các mức giá thấp hơn trong xu hướng tăng giờ đây đang chốt lời khi họ nhận thấy xu hướng tăng nhiều khả năng không thể tiếp tục.

Giao dịch trong xu hướng tăng

Các mô hình Nhấn Chìm Giảm có thể xuất hiện trên biểu đồ giá của mọi loại tài sản. Tuy nhiên, chúng mang đến cơ hội giao dịch sinh lợi nhất khi bạn phát hiện chúng ngay trước khi xu hướng tăng đảo chiều.

Mô hình Nhấn Chìm Giảm có hữu hiệu trong xu hướng giảm không?

Việc giao dịch sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lãi:lỗ của bạn. Mặc dù mô hình Nhấn Chìm Giảm mang đến các cơ hội giao dịch tuyệt vời nhất trong xu hướng tăng, bạn vẫn có thể sử dụng những mô hình này trong một xu hướng giảm nếu chúng xuất hiện sau một cú hồi tăng. Khi áp lực giảm giá xuất hiện, đó là lúc bạn hành động.

Dưới đây là ví dụ minh họa:

Hình 3

Trên biểu đồ Ngày, chúng ta thấy một pha hồi tăng của giá, sau đó là sự xuất hiện của một mô hình Nhấn Chìm Giảm. Giá sau đó đã giảm, đánh dấu sự tiếp diễn của xu hướng giảm trên thị trường.

5 điều cần cân nhắc khi phân tích các mô hình Nhấn Chìm Giảm

  • Hãy kiểm tra xem cây nến giảm có nhấn chìm hoàn toàn cây nến tăng không.
  • Bạn có thể xác định sự do dự trên thị trường nếu cây nến có thân ngắn nhưng các bấc lại dài.
  • Một vài nhà giao dịch sẽ đợi cây nến màu đen hoặc đỏ thứ hai để xác nhận xu hướng giảm. Nó nên là một cây nến có thân dài và đóng cửa dưới cây nến màu đen đầu tiên.
  • Tín hiệu sẽ mạnh hơn nếu như cây nến giảm (nến nhấn chìm) đóng cửa dưới cả bấc của cây nến tăng. Nếu cây nến giảm chỉ nhấn chìm một phần thân của cây nến tăng, bạn nên kiểm tra xem đó có phải là một mô hình Mây Đen Bao Phủ (Dark Cloud Cover) hay không.
  • Hai cây nến nhỏ cũng có thể tạo nên một mô hình Nhấn Chìm Giảm; tuy nhiên, nến lớn sẽ khiến mô hình trở nên lý tưởng hơn.

Nhiều cây nến màu đen liên tiếp

Hình 4

Sau sự hình thành của mô hình Nhấn Chìm Giảm đầu tiên trên biểu đồ Ngày dưới đây, còn có một cây nến màu đen khác. Nó cho thấy xu hướng giảm có thể trở thành hiện thực.

Những việc nên làm sau khi phát hiện mô hình Nhấn Chìm Giảm:

Bán một vị thế mua

Nhà môi giới ECN của bạn sẽ tự động khớp và xử lý lệnh tại mức giá tốt nhất có thể. Bạn sẽ nhận được sự xác nhận ngay tức thì và, vì không có bộ phận giao dịch trung gian tham gia, nên sẽ không có việc báo giá lại!

Mở vị thế bán

So với các nhà môi giới tiêu chuẩn, nhà môi giới ECN của bạn sẽ cung cấp mức chênh lệch giá (spread) chặt hơn rất nhiều vì không có “người trung gian”. Báo giá được lấy từ rất nhiều nguồn trên thị trường, nên giao dịch ECN sẽ giúp bạn tránh được các mức chênh lệch giá lớn.

Tín hiệu giá sai

Hình 5

Trong biểu đồ Ngày bên dưới, chúng ta có một xu hướng tăng mạnh. Vòng tròn màu đỏ biểu thị mô hình Nhấn Chìm Giảm, nhưng không có cây nến màu đen thứ hai xác nhận việc đảo chiều. Chỉ vài ngày sau, xu hướng tăng mạnh đã thực sự đảo chiều.

Chúng ta còn có những sự khác biệt lớn giữa mô hình nhấn chìm thứ nhất và thứ hai, đó là: Mô hình đầu tiên không phải là mô hình lý tưởng nhất do nó thiếu một khoảng trống giá lên lớn. Tâm lý thị trường đang hướng về xu hướng tăng, và vì kết quả của mô hình này không phải là một cú đảo chiều, nên nó được gọi là “tín hiệu giá sai”.

Ở trường hợp thứ hai, cây nến tăng với thân ngắn đã bị nhấn chìm. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng bấc trên của cây nến màu đen thứ hai khá dài, cho thấy bên mua đã cố gắng đảo ngược tâm lý thị trường nhưng đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của bên bán.

Cài đặt mức cắt lỗ khi giao dịch với mô hình Nhấn Chìm Giảm

Mô hình Nhấn Chìm Giảm biểu thị sự giảm giá trên thị trường, nên chúng ta sẽ đặt lệnh cắt lỗ ở điểm cao nhất của mô hình này (đỉnh đảo chiều cao nhất). Lệnh cắt lỗ sẽ bị vô hiệu nếu giá tăng. Mô hình Nhấn Chìm Giảm phù hợp với các nhà giao dịch theo dõi diễn biến giá trong ngày và muốn kiếm lợi nhuận từ những pha đảo chiều giá. Hiệu lực của lệnh cắt lỗ sẽ kéo dài đến cuối ngày.

Hãy cảnh giác với thị trường đi ngang (sideways)

Thị trường đi ngang được xác định khi giá di chuyển lên và xuống trong một biên độ nhất định. Mô hình Nhấn Chìm Giảm thường sẽ không hiệu quả trong điều kiện thị trường này. Để xác định xem liệu thị trường có đang di chuyển ngang hay không, bạn có thể vẽ các đường kháng cự (nơi những người bán sẵn sàng nhập cuộc) và đường hỗ trợ (mức giá mà bên mua sẽ không để giá tiếp tục rơi).

Cách nhận diện các mô hình nến giảm giá chính xác hơn

Trong giao dịch, nếu chỉ dựa vào mỗi mô hình Nhấn Chìm Giảm để xác định xu hướng thị trường, độ chính xác sẽ không cao. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng thêm các đường kháng cự & hỗ trợ, phân tích xu hướng, và cân nhắc tìm hiểu về các chỉ báo kỹ thuật.

Chúng có thể giúp bạn xác nhận các mô hình đảo chiều giá trên thị trường.

Các chỉ báo thường được sử dụng là:

Hình 6

Chúng ta có thể suy ra điều gì từ biểu đồ trên?

  • Mô hình Nhấn Chìm Giảm đi kèm với sự gia tăng khối lượng trên thị trường, được thể hiện bởi đường màu xanh lá cây.
  • Trong ngày tiếp theo, khối lượng tiếp tục tăng khi bên bán tham gia thị trường mạnh mẽ hơn.

Kết luận:

Rất nhiều người trên thị trường đã tham gia vào sự hình thành của cú đảo chiều. Tuy nhiên, số lượng người tham gia vào sự hình thành mô hình Nhấn Chìm Giảm lại ít hơn, nên bạn có thể kết luận rằng tín hiệu giảm từ mô hình này chưa thực sự mạnh. Các chỉ báo đã giúp bạn phân tích sâu hơn về hướng đi của thị trường.

Kết hợp mô hình Nhấn Chìm Giảm với chỉ báo RSI

Hình 7

Chỉ báo RSI sẽ cho chúng ta biết nếu giá một loại hàng hóa hoặc cổ phiếu bị quá mua. Những người mua đã đẩy giá lên cao đến mức không người mua nào muốn tham gia thị trường ở mức giá hiện tại nữa. Một vài cài đặt thời gian cần lưu ý đối với chỉ báo RSI là 2, 5 hoặc 14 ngày. Bây giờ, với cài đặt thời gian 14 ngày, nếu chỉ báo RSI vượt mức 70, thị trường sẽ được coi là quá mua. Chúng ta có thể kết luận rằng việc đảo chiều sắp diễn ra. Trong hình 7, khi mô hình nến Nhấn Chìm Giảm hình thành, bạn có thể thấy rằng chỉ báo RSI (14) đang có giá trị là 72. Thị trường sau đó đã sụt giảm; tuy nhiên, vì xu hướng chủ đạo là xu hướng tăng, nên giá sau đó đã hồi tăng trở lại.

Xem thêm tài liệu

Việc biết cách xác định một mô hình Nhấn Chìm Giảm chỉ mới là bước khởi đầu trên còn đường thành công trên thị trường Forex. Nếu bạn cần thêm kiến thức chuyên sâu, dưới đây là một số nguồn tài liệu hữu ích:

FXTM là nhà môi giới được tín nhiệm bởi hơn 2 triệu nhà giao dịch trên toàn cầu. Chúng tôi cung cấp rất nhiều tài liệu về giao dịch như phân tích thị trường hàng ngày, hội thảo trực tuyến từ xa, hội thảo trực tiếp về giao dịch... cùng rất nhiều công cụ giao dịch công nghệ cao và hơn thế nữa.

Scroll Top
Cảnh báo Rủi ro Giao dịch có rủi ro. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro. Exinity Limited hoạt động theo quy định của FSC (Mauritius).
Cảnh báo Rủi ro Giao dịch có rủi ro. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro. Exinity Limited hoạt động theo quy định của FSC (Mauritius).