Tìm hiểu các chiến lược để giao dịch forex và các chỉ báo forex thông dụng nhất

Giao dịch tiềm ẩn rủi ro lớn. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro.

Chiến lược giao dịch là gì?

Lập kế hoạch cho giao dịch của bạn và giao dịch theo kế hoạch

Chiến lược giao dịch là gì?

Các loại chiến lược giao dịch khác nhau

Đưa ra các quyết định tài chính dựa vào trực giác có thể không mang lại lợi nhuận. Đó là lý do tại sao nhiều nhà giao dịch thành công thử nghiệm với các hệ thống và chiến lược khác nhau để giúp họ đưa ra quyết định.

Cách sử dụng chiến lược giao dịch

Các chiến lược để giao dịch cổ phiếu hoặc forex

Các quy tắc cố định chi phối điểm vào lệnh và thoát lệnh dựa trên phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà giao dịch loại bỏ cảm xúc khỏi phương trình và có thể mang lại lợi nhuận đều đặn. Các chỉ báo kỹ thuật tạo ra các điểm khởi phát để đề xuất thời điểm nên hành động. Cần phải nhớ rằng giao dịch vốn tiềm ẩn rủi ro, và rằng lợi nhuận không được đảm bảo.

Luôn luôn đảm bảo bạn thấy thoải mái với chiến lược của mình bằng cách thử nghiệm nó trong một môi trường được mô phỏng và an toàn. Việc mở tài khoản Demo cho phép bạn thực hành các chiến lược trong điều kiện thị trường thực mà không phải chịu rủi ro với tiền của chính mình. Bạn cũng có thể thử nghiệm các chiến lược bằng cách áp dụng chúng vào biểu đồ giá lịch sử và xem kết quả sẽ thế nào – một lần nữa, không có bất kỳ hậu quả thực tế nào.

Các loại giao dịch

Các phong cách giao dịch forex khác nhau

Giao dịch Trong ngày

Nhà giao dịch trong ngày tận dụng biến động của một tài sản, đặt một vài giao dịch ngắn hạn nhằm mong đợi kiếm được một khoản lợi nhuận tương đối nhỏ trên mỗi giao dịch. Đây có thể là một phong cách giao dịch có cường độ cao và áp lực cao, vì vậy bạn cần có thể tập trung hoàn toàn vào thị trường và ở trong tâm thế phản ứng nhanh chóng trước các diễn biến khả quan và bất lợi.

Giao dịch Trong ngày là gì?

Như tên gợi ý, nhà giao dịch trong ngày mở và đóng các giao dịch trong ngày, thường nắm giữ các vị thế chỉ trong một vài giờ. Giao dịch trong ngày loại bỏ rủi ro xảy ra khi bạn để một vị thế mở qua đêm.

Giao dịch Nhanh

Giao dịch nhanh là dạng thức giao dịch theo xu hướng trong ngày cực đoan hơn. Bởi vì bạn cần nắm bắt được mọi thay đổi của thị trường, nên nó phù hợp với các nhà giao dịch sẵn lòng theo dõi dữ liệu cả ngày dài. Bạn cần cảm thấy thoải mái khi đưa ra các quyết định nhanh chóng và có mức độ chấp nhận rủi ro cao – một vài đợt lỗ lớn có thể xóa sạch lợi nhuận mà bạn kiếm được trong ngày.

Giao dịch nhanh là gì?

Nhà giao dịch nhanh nhắm vào biến động giá trong ngày và đặt mục tiêu kiếm các khoản lợi nhuận rất nhỏ và thường xuyên. Họ thường chỉ nắm giữ các vị thế trong một vài giây hoặc phút và tận dụng những cơ hội nhỏ trong khi giao dịch với xu hướng hiện tại.

Giao dịch Dài hạn

Nhà giao dịch dài hạn có cái nhìn dài hạn hơn về thị trường hơn những nhà giao dịch trong ngày hoặc giao dịch nhanh, vì vậy phong cách này phù hợp cho các nhà giao dịch không muốn phải theo dõi thị trường thường xuyên. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đủ linh hoạt để vượt qua những thăng trầm tiềm ẩn trên thị trường (giả định rằng những thăng trầm này chỉ diễn ra trong ngắn hạn).

Giao dịch Dài hạn là gì?

Với giao dịch dài hạn, bạn đầu tư vào một tái sản với mong đợi kiếm lời từ một xu hướng tăng. Nhà giao dịch dài hạn thường sử dụng phân tích cơ bản để xác định tài sản mà họ muốn đầu tư vào, và bổ sung cho nghiên cứu đó bằng các công cụ phân tích kỹ thuật để phát hiện ra điểm vào lệnh và điểm thoát lệnh hiệu quả nhất.

Giao dịch Trung hạn

Giao dịch trung hạn có cùng cơ sở như giao dịch dài hạn, nhưng quan tâm đến trung hạn (không giống như giao dịch trong ngày quan tâm đến ngắn hạn). Giao dịch Trung hạn được sử dụng hiệu quả nhất trên các thị trường biến động hơn (so với Giao dịch Dài hạn), khi không có một xu hướng tăng rõ ràng để tận dụng. Nó thường được cho là nằm giữa Giao dịch Trong ngày và Giao dịch Dài hạn.

Giao dịch Trung hạn là gì?

Với giao dịch trung hạn, bạn đang theo dõi các tài sản có khả năng sẽ có những biến động giá ngắn hạn mà bạn có thể khai thác. Việc để vị thế của bạn qua đêm tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì khả năng các sự kiện bất ngờ tác động tới thị trường trong khi sự chú ý của bạn lại ở nơi nào khác.

Các chiến lược giao dịch forex

Các chiến lược giao dịch thông dụng

Giao dịch Bladerunner

Chiến lược nghe có vẻ mạnh mẽ này sử dụng một đường trung bình động số mũ (EMA) 20 kỳ hoặc dải Bollinger giữa. Nó là một chiến lược đặc biệt phổ biến với các nhà giao dịch làm việc trên các khung thời gian ngắn.

Chiến lược giao dịch Bladerunner là gì?

Trên thực tế, đường EMA hoặc Dải Bollinger giữa ‘cắt’ giá làm hai; các tín hiệu giao dịch được tạo ra khi giá dịch chuyển rõ ràng bên trên hoặc bên dưới đường này và chạm lại nó một vài lần. Việc này xác nhận rằng xu hướng dài hạn hơn không chắc dịch chuyển về phía đối diện của đường, mặc dù nó có thể làm vậy trong ngắn hạn trước khi củng cố.

Giao dịch sử dụng Điểm xoay Fibonacci Hàng ngày

Giao dịch sử dụng điểm xoay Fibonacci hàng ngày kết hợp các điểm xoay hàng ngày và đường Fibonacci thoái lui vào một chiến lược. Nó được thiết kế để cung cấp cho nhà giao dịch dấu hiệu về nơi mà họ có thể tìm thấy các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh.

Chiến lược giao dịch sử dụng Điểm xoay Fibonacci Hàng ngày là gì?

Khi giao dịch trong xu hướng tăng, hãy đợi cho đường Fibonacci thoái lui và đường hỗ trợ xoay gặp nhau. Fibonacci là động lực chính cho việc ra quyết định của bạn, được ủng hộ bởi xác nhận từ các điểm xoay.

Giao dịch sử dụng Sự bật lên của Dải Bollinger

Chiến lược phổ biến này được dựa trên nguyên tắc đó là giá cả, nhìn chung, sẽ trở lại mức bình quân. Nhà giao dịch sử dụng các Dải Bollinger như là chỉ báo kỹ thuật để đánh giá khi nào nên mua vào và bán ra. Chiến lược này phát huy hiệu quả tốt nhất trên các thị trường tương đối ổn định có xu hướng biến động quanh một khoảng nhất quán.

Chiến lược giao dịch sự dụng Sự bật lên của Dải Bollinger là gì?

Tiền đề cơ bản đó là một tài sản sẽ tuân theo và không phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự. Các Dải Bollinger đánh dấu những điểm này bằng hai đường ‘xen vào giữa’ tài sản. Khi giá chạm mức kháng cự, nó sẽ bật lên khỏi dải và quay trở lại điểm giữa; khi chạm mức hỗ trợ, nó sẽ làm điều ngược lại. Ở mức độ cơ bản nhất, nhà giao dịch có thể bán ra khi giá chạm dải phía trên và mua vào khi nó rớt xuống dải thấp nhất. Mặc dù vậy, hãy hiểu rằng chứng khoán có thể thường xuyên ‘đi trên đường’ thay vì bật lên rõ ràng khỏi đường đó.

Giao dịch Forex sử dụng Fibonacci Chồng chéo

Đây là cách tiên tiến hơn đôi chút để sử dụng các mức Fibonacci trong giao dịch. Những người hâm mộ chiến lược giao dịch này thường nói rằng nó là cách duy nhất mà họ sử dụng để giao dịch trên các thị trường. Bạn có thể sử dụng nó kết hợp với ccs chỉ báo khác để nhận được một chỉ số chắc chắn hơn.

Chiến lược giao dịch sử dụng Fibonacci Chồng chéo là gì?

Ý tưởng chính là vẽ ra các chuỗi Fibonacci trong cùng xu hướng tại các điểm khác nhau và để ý đến các điểm cắt nhau. Nó được sử dụng tốt nhất trong một xu hướng mạnh mẽ theo chiều hướng này hoặc chiều hướng khác. Chẳng hạn, trong một xu hướng tăng, một chuỗi Fibonacci được vẽ từ đáy chung tới đỉnh của xu hướng. Một chuỗi thứ hai được vẽ từ đáy của sóng thứ hai tới cùng đỉnh. Nếu các đường gặp nhau, nó gợi ý một vùng hỗ trợ hoặc mức kháng cự (trong trường hợp của xu hướng giảm) mạnh.

Giao dịch sử dụng Mô hình Búa London

Chiến lược này tập trung vào việc tận dụng biến động thường diễn ra khi thị trường London mở cửa. Nó là một chiến lược phổ biến để giao dịch vàng nói riêng.

Chiến lược giao dịch sử dụng Mô hình Búa London là gì?

‘Búa’ là một mô hình hình thành trên biểu đồ nến. Nó xảy ra khi giá trị giao dịch của một tài sản giảm khỏi mức giá mở cửa, và sau đó tăng trở lại lên bên trên hoặc gần mức giá khởi điểm, hình thành mô hình búa (thân ngắn với đầu dài) Giả định đó là mô hình Búa London đưa ra dấu hiệu sớm nhất về về cách thị trường sẽ phản ứng trong ngày đó. Để sử dụng chiến lược này một cách hiệu quả, bạn phải có ý tưởng rõ ràng về các đường kháng cự và hỗ trợ. Chẳng hạn, một dấu hiệu tốt để bán ra thường là khi bấc nến vượt khỏi mức kháng cự.

Giao dịch theo Fractal Forex

Fractal được sử dụng làm chỉ báo xác nhận sự tồn tại hay xuất hiện của một xu hướng. Trên các thị trường hỗn loạn, chúng có thể hữu ích trong việc xác định một xu hướng giá rõ ràng. Fractal, hiểu theo cách cơ bản nhất, là các mô hình có thể xác nhận sự đảo chiều.

Chiến lược giao dịch sử dụng Fractal Forex là gì?

Mô hình fractal báo hiệu sự đảo chiều tăng là một đáy ở giữa, cùng với các điểm cao hơn ở hai bên sườn. Mô hình fractal báo hiệu sự đảo chiều giảm là một đỉnh, cùng với các điểm thấp hơn ở hai bên sườn. ‘Chỉ báo Alligator’ thường được sử dụng cùng với các mô hình fractal. Đây là một công cụ được tạo ra bằng cách sử dụng các đường trung bình động để tạo thành ba đường giúp xác nhận rằng đảo chiều đã diễn ra.

Giao dịch Forex sử dụng Chỉ báo Stochastic Kép

Giao dịch sử dụng chỉ báo stochastic kép sử dụng các chỉ báo dao động stochastic để báo hiệu khi nào một giao dịch có thể đảo chiều. Việc này báo hiệu sớm cho nhà giao dịch rằng họ nên chuẩn bị sẵn sàng để thay đổi vị thế của mình trên một tài sản.

Giao dịch Forex sử dụng Chỉ báo Stochastic Kép là gì?

Chiến lược này so sánh các chỉ báo dao động stochastic nhanh và chậm để đo động lượng của một xu hướng. Khi giá chạm mức cực điểm được đánh dấu bởi các mức stochastic (trên 80 và dưới 20), nó chỉ ra rằng sự đảo chiều có thể diễn ra khi tài sản chạm các mức được mua và bán quá mức. Nhà giao dịch thường chờ đợi cho giá có xu hướng mạnh và cảnh giác đợi cho chỉ báo stochastic ở các đầu đối diện của dải. Chiến lược này được sử dụng tốt nhất với các chỉ báo kỹ thuật khác nhằm đề xuất điểm vào sinh lời tiềm năng nhất.

Chiến lược Giao dịch Giá tăng vọt ‘và’ Dừng

Chiến lược Giao dịch Giá tăng vọt ‘và’ Dừng được thiết kế nhằm giúp bạn tận dụng sự bứt ra bất ngờ từ một khoảng giá hẹp. Tuy nhiên, nguy cơ đó là bạn hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội, bị cuốn quá muộn vào sự kích động và đuổi theo giá không thành công.

Chiến lược giao dịch Giá tăng vọt ‘và’ Dừng là gì?

Chiến lược giao dịch Giá tăng vọt ‘và’ Dừng mô tả khi giá bứt lên ra khỏi khoảng giá trước đó, chỉ để dừng lại trong giây lát trước khi tiếp tục tăng. Tại điểm này, cần chờ các tín hiệu có thể cho biết giá sẽ đi theo chiều hướng nào. Nó kết hợp lý thuyết hành động giá với các chỉ báo khác, chủ yếu là các mô hình nến có thanh bị đẩy ra. Nhà giao dịch thường đặt lệnh giới hạn một hoặc hai pip trước các thanh bị đẩy ra nhằm giúp quản lý rủi ro.

Chiến lược Giao dịch Giá rớt ‘và’ Dừng

Chiến lược giao dịch Giá rớt ‘và’ Dừng là trái ngược với chiến lược Giá tăng vọt ‘và’ Dừng và được sử dụng để giao dịch trong các đợt giá bứt xuống. Cả hai chiến lược này đều được sử dụng thường xuyên nhất khi các phiên giao dịch mở và khối lượng cao.

Chiến lược giao dịch Giá rớt ‘và’ Dừng là gì?

Giống như chiến lược Giá tăng vọt ‘và’ Dừng, Giá rớt ‘và’ Dừng xảy khi một tài sản rơi ra khỏi khoảng giá gần đây của nó và sau đó có vẻ dao động đôi chút trước khi dịch chuyển theo một chiều hướng rõ ràng. Biến động này có thể là cơ hội cho nhà giao dịch nếu họ vào lệnh và thoát lệnh đúng thời điểm.

Giao dịch forex được mô phỏng

Thử nghiệm các chiến lược trên tài khoản Demo của chúng tôi

Công cụ mô phỏng forex

Công cụ mô phỏng giao dịch trên tài khoản Demo của chúng tôi

Thử nghiệm chiến lược mà bạn chọn trên tài khoản Demo của chúng tôi

Trước khi bạn bắt đầu giao dịch với vốn của chính mình, việc thử nghiệm nhiều chiến lược và công cụ khác nhau là rất quan trọng cho đến khi bạn tự tin rằng bạn đã tìm ra phương pháp có thể phát huy hiệu quả với bạn. Như chúng ta đã thấy, điều đó có thể tùy thuộc vào việc bạn muốn dành bao nhiêu thời gian để theo dõi các giao dịch, mức độ chấp nhận rủi ro của bạn nói chung và bạn cảm thấy thoải mái đến mức nào khi đưa ra các quyết định nhanh chóng.

Với tài khoản Demo của FXTM, bạn có thể tiếp cận thị trường tiền tệ hoàn toàn không có rủi ro, và thực hành trong các điều kiện thị trường thực. Mọi thứ là thực tế ngoại trừ tiền (được mô phỏng)!

MỞ TÀI KHOẢN DEMO

*Giao dịch tiềm ẩn rủi ro. Bạn có thể mất vốn.

Công cụ mô phỏng giao dịch

Giao dịch CFD trên tài khoản Demo của chúng tôi

Không chỉ với giao dịch forex bạn mới có thể thực hành với tài khoản Demo của FXTM. FXTM cũng cung cấp cơ hội để giao dịch CFD (hợp đồng chênh lệch) trên hàng hóa, các chỉ số và cổ phiếu chính. Giao dịch CFD cho phép bạn tiếp cận nhiều thị trường tài chính hơn, thường là với chi phí tham gia thấp hơn.

Ưu điểm của tài khoản Demo do chúng tôi cung cấp

  • Quy trình đăng ký và xác minh nhanh chóng
  • Chênh lệch thấp hơn
  • Đòn bẩy linh hoạt*
  • Tốc độ khớp lệnh siêu nhanh
  • Tài khoảnmMiễn phí qua đêm

FXTM lấy làm tự hào cung cấp đòn bẩy linh hoạt* để mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh mà bạn cần.

*Đòn bẩy được cung cấp dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của bạn.

Tìm hiểu thêm về tài khoản Demo của chúng tôi

Các chỉ báo Forex

Các chỉ báo quan trọng cho giao dịch forex

Chỉ báo MACD

Đường trung bình Động Hội thụ và Phân kỳ.

MACD là công cụ phổ biến đánh giá sức mạnh và chiều hướng của một xu hướng tiềm tàng và giúp báo hiệu thay đổi giá tiềm ẩn sẽ diễn ra.

Cách sử dụng chỉ báo MACD

MACD lấy chênh lệch giữa hai mức trung bình động số mũ (sử dụng giá đóng cửa) – EMA 12 ngày và 26 ngày thường được sử dụng nhiều nhất. Sau đó, “đường tín hiệu” (SMA 9 ngày của bản thân chỉ báo MACD) được đặt trên MACD. Nó được gọi là ‘đường tín hiệu’ bởi vì khi đường MACD giao với nó, nó là một tín hiệu để mua vào hoặc bán ra.

Cắt trên – khi đường MACD nằm trên đường tín hiệu, nó gợi ý một xu hướng tăng, có nghĩa là đây có thể là thời điểm để mua vào. Khi nó cắt dưới, nó gợi ý xu hướng giảm và đây có thể là thời điểm để bán ra. Tương tự, khi đường MACD cắt trên đường gốc, một xu hướng tăng được giả định và do đó là tín hiệu để mua vào. Mặt khác, khi đường MACD rơi xuống dưới đường gốc, một xu hướng giảm được giả định và do đó tín hiệu bán được tạo ra.

Phân kỳ – đây là thời điểm khi giá đi theo một chiều hướng khác so với MACD. Nó gợi ý rằng một xu hướng có thể sắp đảo chiều và do đó có thể giúp các nhà giao dịch xác định cơ hội.

Tăng mạnh – khi có chênh lệch lớn giữa các EMA chậm và nhanh (có nghĩa là đường MACD có dốc đứng), đây là tín hiệu cho thấy rằng tài sản đang được mua quá mức.

Chỉ báo SAR dạng parabôn

Đường trung bình Động Hội thụ và Phân kỳ

Giống như MACD, Chỉ báo SAR dạng parabôn là một chỉ báo theo xu hướng, có nghĩa là nó sẽ giúp bạn mua vào khi xu hướng là tăng và bán ra khi xu hướng là giảm. Nó được hiển thị dưới dạng một chuỗi dấu chấm bên dưới hoặc bên trên các thanh giá (tùy thuộc vào chiều của xu hướng) và được tính toán bằng cách sử dụng các mức giá cao nhất và thấp nhất gần đây và hệ số tăng tốc.

Cách sử dụng Chỉ báo SAR dạng parabôn

Về cơ bản, Chỉ báo SAR dạng parabôn giúp nhận biết xu hướng tăng dễ dàng hơn (khi các dấu chấm nằm dưới đường giá) và xu hướng giảm (khi các dấu chấm nằm trên đường giá). Chỉ báo này hữu ích để làm rõ xu hướng giá hiện tại và gợi ý điểm thoát lệnh và vào lệnh. Các tín hiệu được tạo ra khi các dấu chấm chuyển từ nằm trên sang nằm dưới đường giá. Nó chỉ được sử dụng hiệu quả nhất để đo lường động lượng trong ngắn hạn và do đó có thể hữu ích nhất đối với nhà giao dịch trong ngày.

Chỉ báo dao động Stochastic

Chỉ báo dao động Stochastic

Chỉ báo dao động Stochastic bao gồm hai đường (được gọi là %K và %D) và đo lường mức giá đóng cửa của một tài sản so với khoảng giá cao nhất và thấp nhất của nó trong một khoảng thời gian có thể điều chỉnh. Khoảng thời gian thông thường là 14 kỳ, nhưng bạn có thể thay đổi thông số này để giảm hoặc tăng độ nhạy của chỉ báo trước thị trường.

Cách sử dụng Chỉ báo dao động Stochastic

Ban đầu, chỉ báo này được thiết kế để giúp theo dõi động lượng và tốc độ của giá, nhưng hiện nay nó được sử dụng thường xuyên hơn để cảnh báo cho nhà giao dịch về tình trạng được mua hoặc bán quá mức. Khi các đường nằm trên mức 80, một tài sản được cho là được mua quá mức (và xu hướng có thể đảo chiều để nhà giao dịch bán ra) và khi chúng nằm dưới mức 20, một tài sản được cho là được bán quá mức (để nhà giao dịch mua vào).

Chỉ số Sức mạnh Tương đối

Chỉ số Sức mạnh Tương đối

Giống như chỉ báo dao động stochastic, chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ báo giao dịch trong khoảng giá có thể giúp nhà giao dịch xác định tình trạng được mua và bán quá mức. Nó phân tích giá của một tài sản qua thời gian bằng cách so sánh lãi trung bình với lỗ trung bình trong khoảng thời gian hồi tưởng được ấn định. Các mô hình có thể được xác định bằng cách sử dụng RSI sẽ không xuất hiện trên biểu đồ giá thực tế.

Cách sử dụng Chỉ số Sức mạnh Tương đối

Nếu giá của một tài sản cao hơn mức 70, nó được cho là được mua quá mức. Nếu RSI nằm dưới mức 30, nó được cho là được bán quá mức. Mốc 50 cũng thường được sử dụng để xác nhận xu hướng (trên đối với xu hướng tăng và dưới đối với xu hướng giảm).

Dải Bollinger

Chỉ báo Dải Bollinger

Dải Bollinger, hiểu theo cách đơn giản nhất, đo lường biến động của một thị trường. Chỉ báo này được tạo thành bởi hai đường (theo dõi độ lệch chuẩn) chứa các thanh giá, và một đường trung bình động đơn giản ở giữa. Các đường bên ngoài mở rộng và thu hẹp theo mức độ biến động của giá đóng cửa.

Cách sử dụng Dải Bollinger

Có một vài mô hình mà một số nhà giao dịch thấy hữu ích cho việc dự báo diễn biến của thị trường. Trong một thị trường ổn định, các dải trên và dưới có xu hướng đóng vai trò là mức hỗ trợ và mức kháng cự, thúc đẩy giá quay trở lại điểm giữa trong một hiện tượng được biết đến như là ‘Sự bật lên của Dải Bollinger’. Khi giá ‘đi bộ trên dải’ (tăng lên hoặc giảm xuống dải trên hoặc dải dưới và tiếp tục nằm ở đó), nó có thể được coi là dấu hiệu rằng xu hướng có động lượng mạnh và có thể tiếp diễn trong ngắn hạn.

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo

Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo được thiết kế để trở thành chỉ báo tất cả trong một và được cho là cung cấp cho nhà giao dịch mọi thông tin mà họ cần sau khi nhìn lướt qua. Bởi vì chỉ báo này được tạo thành từ năm đường, nên việc đọc nó thoạt đầu có thể khó khăn đối với nhà giao dịch mới. Nó đo lường động lượng cũng như dự báo các vùng hỗ trợ và kháng cự.

Cách sử dụng Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo

Năm đường (đường chuyển đổi, đường tiêu chuẩn, đường dẫn A, đường dẫn B và đường trễ) được tính toán bằng cách sử dụng giá cao cao nhất và giá thấp thấp nhất của các khoảng thời gian hồi tưởng khác nhau. Các đường này hiển thị những mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng khác nhau, cũng như các tín hiệu cho sự đảo chiều và vị trí chiến thuật để vẽ các điểm dừng lỗ của bạn. Mặc dù được thiết kế làm chỉ báo tất cả trong một, nhưng hầu hết các chuyên gia khuyến nghị sử dụng các hình thức phân tích kỹ thuật khác cùng với nó.

Giao dịch tiềm ẩn rủi ro lớn. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro.

Scroll Top
Cảnh báo Rủi ro Giao dịch có rủi ro. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro. Exinity Limited hoạt động theo quy định của FSC (Mauritius).
Cảnh báo Rủi ro Giao dịch có rủi ro. Vốn của bạn có thể gặp rủi ro. Exinity Limited hoạt động theo quy định của FSC (Mauritius).